Stephen Hawking

Stephen Hawking

Hawking tại Trung tâm Nghiên cứu StarChild của NASA vào những năm 1980
SinhStephen William Hawking
(1942-01-08)8 tháng 1 năm 1942
Oxford, Anh
Mất14 tháng 3 năm 2018(2018-03-14) (76 tuổi)
Cambridge, Anh
Nơi an nghỉTu viện Westminster[1]
Học vịĐại học Oxford (BA)
Đại học Cambridge (PhD)[2]
Nổi tiếng vì
Phối ngẫu
  • Jane Wilde
    (cưới 1965⁠–⁠1995)
  • Elaine Mason
    (cưới 1995⁠–⁠2007)
Con cái3, bao gồm Lucy Hawking
Giải thưởng
Websitewww.hawking.org.uk
Sự nghiệp khoa học
Ngành
Nơi công tác
Luận ánProperties of Expanding Universes (1966)
Người hướng dẫn luận án tiến sĩDennis Sciama
Cố vấn nghiên cứu khácRobert Berman[3]
Các nghiên cứu sinh nổi tiếng
Chữ ký

Stephen William Hawking CH CBE FRS FRSA (8 tháng 1 năm 1942 – 14 tháng 3 năm 2018) là một nhà vật lý lý thuyết, nhà vũ trụ họctác giả người Anh, từng là giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ học lý thuyếtĐại học Cambridge vào thời điểm ông qua đời.[5] Ông cũng là Giáo sư Toán học Lucasian tại Đại học Cambridge từ năm 1979 đến năm 2009.

Hawking sinh ra ở Oxford trong một gia đình làm nghề bác sĩ. Tháng 10 năm 1959, ông bắt đầu học đại học tại University College, Oxford và sau đó nhận bằng cử nhân vật lý hạng nhất. Ông bắt đầu công việc của mình sau khi tốt nghiệp tại Trinity Hall, Cambridge vào tháng 10 năm 1962, tại đây ông lấy bằng Tiến sĩ về toán học ứng dụngvật lý lý thuyết, chuyên ngành thuyết tương đối rộngvũ trụ học vào tháng 3 năm 1966. Năm 1963, Hawking được chẩn đoán mắc chứng xơ cứng teo cơ một bên (Amyotrophic lateral sclerosis, ALS), căn bệnh dần tiến triển qua nhiều thập kỷ khiến ông bị liệt toàn thân.[6][7] Sau khi mất khả năng nói, ông giao tiếp thông qua một thiết bị tạo giọng nói ban đầu sử dụng công tắc cầm tay, và sau này sử dụng cơ má.

Các công trình khoa học của Hawking bao gồm sự hợp tác với Roger Penrose về các định lý điểm kỳ dị hấp dẫn trong khuôn khổ thuyết tương đối rộng và dự đoán rằng các lỗ đen sẽ phát ra bức xạ, thường được gọi là bức xạ Hawking. Ban đầu, bức xạ Hawking vấp phải tranh cãi. Vào cuối những năm 1970 và sau khi đẩy mạnh các công bố nghiên cứu, khám phá này đã được chấp nhận rộng rãi như một bước đột phá quan trọng trong vật lý lý thuyết. Hawking là người đầu tiên đặt ra lý thuyết vũ trụ học được giải thích bởi sự kết hợp giữa lý thuyết tương đối rộngcơ học lượng tử. Ông là người ủng hộ mạnh mẽ việc diễn giải nhiều thế giới của cơ học lượng tử.

Hawking đã đạt được thành công về mặt thương mại với một số công trình khoa học phổ thông, trong đó ông thảo luận về các lý thuyết của mình và vũ trụ học nói chung. Cuốn Lược sử thời gian (tựa gốc tiếng Anh: A Brief History of Time) của ông nằm trong danh sách những quyển sách bán chạy nhất theo Sunday Times với kỷ lục 237 tuần. Hawking là thành viên Hội Hoàng gia, thành viên trọn đời của Viện Hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học và là người nhận Huân chương Tự do Tổng thống, giải thưởng dân sự cao quý nhất ở Hoa Kỳ. Năm 2002, Hawking xếp thứ 25 trong cuộc bình chọn 100 người Anh vĩ đại nhất của BBC. Ông qua đời vào ngày 14 tháng 3 năm 2018 ở tuổi 76, sau hơn 50 năm sống chung với căn bệnh rối loạn thần kinh vận động.

  1. ^ Shirbon, Estelle (ngày 20 tháng 3 năm 2018). “Stephen Hawking to Join Newton, Darwin in Final Resting Place”. London: Reuters. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2018.
  2. ^ “Stephen Hawking”.
  3. ^ Ferguson 2011, tr. 29.
  4. ^ Taylor-Robinson, Marika Maxine (1998). Problems in M theory. lib.cam.ac.uk (Luận văn). University of Cambridge. OCLC 894603647. EThOS uk.bl.ethos.625075. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2018.
  5. ^ Carr, Bernard J.; Ellis, George F. R.; Gibbons, Gary W.; Hartle, James B.; Hertog, Thomas; Penrose, Roger; Perry, Malcolm J.; Thorne, Kip S. (3 tháng 4 năm 2019). “Stephen William Hawking CH CBE. ngày 8 tháng 1 năm 1942—ngày 14 tháng 3 năm 2018”. Biographical Memoirs of Fellows of the Royal Society (bằng tiếng Anh). 66: 267–308. doi:10.1098/rsbm.2019.0001. ISSN 0080-4606. S2CID 131986323.
  6. ^ Laurance, Jeremy (7 tháng 1 năm 2012). “Mind over matter: How Stephen Hawking defied Motor Neurone Disease for 50 years”. The Independent (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2017.
  7. ^ Harmon, Katherine (7 tháng 1 năm 2012). “How Has Stephen Hawking Lived to 70 with ALS?”. Scientific American (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2014. Q: How frequent are these cases of very slow-progressing forms of ALS? A: I would say probably less than a few percent.

Developed by StudentB